Hiện nay, nhu cầu vay tiền sinh viên đã không còn quá xa lạ. Có rất nhiều các tổ chức tài chính hay ngân hàng đều đưa ra các gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, công tác.
Ưu điểm vay tiền sinh viên
- Không cần thế chấp tài sản: Đây cũng là điều kiện dễ hiểu bởi sinh viên chưa thể có được những tài sản để thế chấp cho khoản vay. Người vay chỉ cần kê khai thông tin về người bảo lãnh vay (bố, mẹ hoặc anh chị…) là đã có thể đáp ứng yêu cầu cho vay vốn
- Thủ tục không quá phức tạp: Vay tiền sinh viên không đòi hỏi quá nhiều giấy tờ. Có nhiều ngân hàng, công ty tín dụng chỉ cần CMND, hộ khẩu là đã có thể vay được
- Các khoản vay ngắn hạn, giải ngân nhanh: Đặc thù của vay tiền sinh viên chính là số tiền khoản vay không quá lớn. Do đó, bên cho vay có thể dễ dàng đáp ứng khoản vay này và giải ngân rất nhanh chóng
- Lãi suất ưu đãi nhất: Lãi suất là một trong những điểm ưu đãi với các sinh viên đang có nhu cầu vay tiền. Với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mức lãi suất thậm chí còn có thể về 0%.
Các hình thức vay tiền sinh viên
Vay tín chấp
Đây là hình thức vay tiền phổ biến nhất. Tuy nhiên nó lại đòi hỏi điều kiện tương đối khắt khe với sinh viên có nhu cầu vay. Hình thức này chỉ áp dụng cho sinh viên đã có công việc làm thêm và có thu nhập ổn định mỗi tháng.
Với hình thức vay tín chấp cho sinh viên, bạn chỉ có thể tìm đến một vài ngân hàng tại Việt Nam để vay vốn nếu chứng minh được thu nhập tối thiểu 3 triệu đồng/ tháng.
Ngoài ra, sinh viên có thể tìm đến các công ty tài chính để hỏi về thủ tục vay vốn để xem liệu mình có đủ điều kiện vay tín chấp hay không. Dù vậy, các mức lãi suất từ các công ty tài chính này tương đối cao và kì hạn trả cũng ngắn nên bạn hãy chỉ vay cho một số trường hợp gấp như đến hạn đóng tiền học phí, tiền thuê nhà,…
Vay quỹ tín dụng xã hội
Đây là cách vay tiền sinh viên dễ dàng nhất và phù hợp nhất. Dù vậy, các ngân hàng chính sách xã hội cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt để sinh viên có thể vay tiền:
- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động
- Là thành viên của hộ gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chuẩn quy định của Thủ tướng Chính phủ
- Là thành viên trong gia đình gặp khó khăn về tài chính cho các trường hợp đặc biệt do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học.
Với những sinh viên thuộc diện chính sách nói trên, người vay sẽ thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Lưu ý người đại diện hộ gia đình sẽ trực tiếp đứng tên vay tiền và chịu trách nhiệm cho khoản nợ này.
- Số tiền vay vốn: 2,5 triệu đồng/ tháng
- Mức lãi suất: 0,5%/ tháng
- Thời hạn cho vay tiền cũng rất linh hoạt, cho đến khi sinh viên có được việc làm nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày sinh viên kết thúc khoá học.
Vay trả góp
Đây là khoản vay đặc biệt được các tổ chức tín dụng thiết kế cho sinh viên có nhu cầu mua sắm đồ điện tử hay xe máy.
Trong khoản vay này, bạn không cần phải chứng minh thu nhập hàng tháng. Nếu có nhu cầu mua sắm laptop hay xe máy để phục vụ công việc học tập, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các nhân viên bán hàng tại siêu thị điện máy hoặc các hãng bán xe… Khoản vay sẽ được kích hoạt ngay lập tức giúp sinh viên có được các công cụ để học tập và làm việc. Đơn vị cung cấp chủ yếu: Homecredit và các đơn vị vay online khác.
Điều kiện cho vay tiền sinh viên
Tùy từng ngân hàng, tổ chức tín dụng mà điều kiện cho vay tiền cũng sẽ khác nhau.
- Ở mức vay tín chấp, điều kiện cho vay tiền thông thường sẽ là:
- Độ tuổi từ 20 đến 65
- Là công dân Việt Nam, có CMND/ Thẻ căn cước/ Sổ hộ khẩu
- Có KT3 hoặc giấy xác nhận tạm trú tại địa phương có chi nhánh ngân hàng cần vay vốn
- Có thẻ sinh viên và giấy xác nhận thông tin sinh viên của Khoa hoặc trường đang theo học
- Có đủ khả năng để chứng minh thu nhập (sao kê bảng lương, liên hệ với công ty…), thông thường ở khoảng tối thiểu 3 triệu đồng/ tháng
- Với hình thức vay trả góp, điều kiện có phần đơn giản hơn:
- Là công dân Việt Nam từ 20 – 60 tuổi
- Có Hộ khẩu/ Bằng lái xe
Những lưu ý khi vay tiền sinh viên
- Xem mình có đủ điều kiện vay hay không: Như đã đề cập ở trên, đại đa số sinh viên chưa thể có thu nhập hay tài sản thế chấp để vay vốn. Chỉ một vài ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mới cho phép vay tiền với những điều kiện rất nghiêm ngặt
- Xem xét kỹ về số tiền có thể vay: Vay trả góp có thể phê duyệt với số tiền lớn phục vụ nhu cầu mua sắm. Tuy nhiên nếu vay tín chấp, hạn mức vay rất có giới hạn và chỉ được giải ngân hàng tháng
- Thời hạn và lãi suất:
- Các ngân hàng cho sinh viên vay tiền thường có mức lãi suất ưu đãi, dao động từ khoảng 0,3% đến 0,5%
- Tuy nhiên các công ty tín dụng lại áp dụng mức lãi suất khác, có thể cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, thời hạn trả khoản vay của các công ty tín dụng cũng ngắn hơn rất nhiều so với các ngân hàng.
Lời khuyên khi vay tiền sinh viên
- Nếu bạn đang là sinh viên, không thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt thì các khoản vay tín chấp thường có lãi suất cao. Hãy xem xét kĩ yếu tố này trước khi có ý định tham khảo và vay tiền
- Nếu bạn là sinh viên nhưng đang đi làm (nhân viên đang học liên thông hệ đại học hay các hệ đào tạo khác) thì các khoản vay vốn này không quá phức tạp. Bạn đã có thể chứng minh được thu nhập, có nguồn tài chính ổn định để trả khoản nợ hàng tháng. Vì vậy việc vay tiền sinh viên trong trường hợp này sẽ tùy thuộc nhu cầu sử dụng
- Hãy chắc chắn rằng mình thực sự cần tiền gấp, phục vụ cho nhu cầu học tập hoặc trong trường hợp khẩn cấp thì mới nên vay vốn, tránh việc lãng phí tiền bạc
- ĐỪNG BAO GIỜ tính đến phương án vay vốn ở các tổ chức tín dụng đen. Mức lãi suất “cắt cổ”, không được pháp luật bảo vệ sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối dù chỉ với một khoản vay nhỏ.